Ngoài lạm phát tiền tệ, hốt-gơ TikTok, Việt Nam bây giờ còn có hiện tượng:
- Lạm phát điểm số.
- Lạm phát học sinh giỏi.
- Lạm phát sinh viên giỏi.
Dựa theo báo cáo gần nhất của Bộ Giáo Dục năm 2023:
- 76% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trên toàn quốc.
- 99% sinh viên tốt nghiệp ở mức khá trở lên.
- Chỉ 1% sinh viên tốt nghiệp trung bình.
Nghĩa là bây giờ, số lượng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi còn nhiều hơn sinh viên bình thường.
Ấn tượng nhất là kết quả ở các trường hàng đầu:
- Ngoại Thương: 90% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên.
- Kinh Tế Quốc Dân: 76% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên.
Trong khi đó, ở các nước khác ở Mỹ Âu, thì chỉ tầm 10-20% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi.
Dựa trên số liệu trên, chúng ta có thể tạm kết luận là:
- Việt Nam là một cường quốc giáo dục, vì đã đào tạo ra 90% học sinh và sinh viên loại giỏi.
- Việt Nam lạm phát điểm số, nên khái niệm học sinh sinh viên giỏi giờ đã giảm giá trị.
Chỉ có thể làm một trong hai. Bây giờ rất khó để phân biệt ai giỏi và thường dựa trên điểm số. Nhưng có một điều không ai có thể chối cãi, là Việt Nam bây giờ quá dư thừa học sinh và sinh loại giỏi.
Éo le thay, chỉ 9% lực lượng lao động của Việt Nam có trình độ cao, và thu nhập bình quân chỉ là 7-10 triệu.
Những ai đã tốt nghiệp cách đây 10-20 năm đang gãi đầu thán phục thế hệ tân cử nhân hiện tại. Hồi đó học đầu tắt mặt tốt mà cả lớp chỉ có vài người được loại giỏi. Còn bây giờ, số người giỏi nhiều gấp chục lần số người trung bình.
Đây là một nghịch lý đầy bí ẩn.